Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới

6 years ago

Đây là nhóm nghiệp vụ có sự cạnh tranh mạnh, tất cả các doanh nghiệp trên thị trường đều triển khai nghiệp vụ này, đặc biệt các doanh nghiệp mới với quy mô nhỏ chú trọng đến nghiệp vụ này để giành thị phần. Tuy vậy doanh thu của Bảo Việt Hà Nội vẫn tăng đều đặn hàng năm. Năm 2005, doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của công ty đạt 59,29 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 34% tổng doanh thu. Đến năm 2006,doanh thu là 59.61 tỷ đồng tăng 600 triệu so với 2005. Tỷ lệ tăng đã chậm lại so vơi các năm trước.

Kết quả của một số nghiệp vụ chính:

Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô

Năm 2005, doanh thu phí đạt 40,12 tỷ đồng tăng 1,46 tỷ đồng, đó là thể hiện sự nỗ lực chung của toàn thể công ty. Nhưng đến năm 2006, doanh thu đạt 39.85 tỷ đồng với trên 6000 đầu xe,giảm so với năm 2005 do tính cạnh tranh tăng cao và năm 2006 có rất nhiều biến động. Công ty đang đề ra nhiệm vụ giữ vững thị phần, giành lại khách hàng lớn, tăng cường mối quan hệ chạt chẽ với các đầu nối khai thác như: phòng trưng bày, trạm đăng kiểm, ngân hàng…

Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe ô tô đối với người thứ 3

Trong 3 năm liên tiếp 2004,2005,2006, số lượng xe khai thác cho nghiệp vụ này khoảng 30.000 xe/ năm nhưng doanh thu có sự chênh lệch: năm 2004 là 14,69 tỷ đồng, năm 2005 tăng thêm 898 tỷ đồng, và năm 2006 doanh thu là 15,18 tỷ đồng.

Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe mô tô đối với người thứ 3

Năm 2005, số xe máy được bảo hiểm khoảng 75.000 xe, bằng khoảng 62% năm 2004, doanh thu là 3,5 tỷ giảm 2,8 tỷ. Năm 2006, số lượng khai thác tăng trở lại với 91.000 xe, doanh thu đạt 4,6 tỷ đồng. Đó là nhờ nắm bắt chủ trương cho đăng lý lại xe máy tại các quận nội thành và tổ chức chương trình khuyến mại, tuy nhiên do tính bát buộc tham gia chưa cao và đa số các phòng chưa chú trọng khai thác nghiệp vụ này, cung công tác tuyên truyền quảng cáo chưa được thường xuyên liên tục nên hiệu quả còn hạn chế.

Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người

Đây là nhóm nghiệp vụ đạt doanh thu cao nhất trong toàn công ty năm 2006, doanh thu 64,13 tỷ đồng chiếm 31,67% doanh thu công ty, tăng 7,94 tỷ đồng tương đương 14,13% so với năm 2005.

Kết quả một số nghiệp vụ chính:

Nghiệp vụ bảo hiểm con người theo mẫu đơn Cologne Re và bảo hiểm sức khoẻ con người mức cao.

Nghiệp vụ bảo hiểm con người theo mẫu đơn CologneRe hướng tới khách hàng chủ yếu là người Việt Nam lao động tại châu Âu và Cộng hoà Séc. Đây là nghiệp vụ mới triển khai và có nhiều tiềm năng, doanh thu năm 2006 là 3,8 tỷ đồng gấp 5 lần so với năm 2005 và tỷ lệ bồi thường ở mức thấp 15,75%.

Nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ con người mức cao cũng có doanh thu tăn mạnh, năm 2004: 187 triệu đồng, năm 2005 tăng lên 927 triệu đồng và đến năm 2006 la 4,01 tỷ đồng. Đây cũng là một nghiệp vụ có hiệu quả kinh doanh hấp dẫn với tỷ lệ bồi thường chỉ là 2,83%.

Nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người và bảo hiểm tai nạn con người 24/24

Số người được bảo hiểm năm 2005 là 150.000 người, tương đương năm 2005. Cả 2 năm 2005,2006, doanh thu nghiệp vụ này đều giảm so với năm trước đó. Nguyên nhân chủ yếu do năm 2004 bảo hiểm cho các vận đọng viên tham dự SEAGAME 23 không tái tục được và do hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ này tương đối thấp nên các phòng chưa chú trọng triển khai.

Nghiệp vụ bảo hiểm học sinh

Năm 2005, số học sinh được bảo hiểm là 518.000 em tăng 10.000 em so vơi 2004, năm 2006 số lượng này là 520.000 em, doanh thu phí năm 2006 đạt 17,49tỷ đồng, năm 2005 là 17,012 tỷ đồng tăng 15% so với 2004. Kết quả có được do vận động tuyên truyền đến nhà trường và từng bậc phụ huynh học sinh, đồng thời vận động nâng mức trách nhiệm trên mỗi học sinh.

Nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn hành khách

Số hành khách được bảo hiểm năm 2006 đạt gần 12 triệu lượt người, tăng 2triệu người so với 2005, doanh thu 7,63 tỷ đồng tăng trưởng 16,7% tương đương 1 tỷ đồng so với 2005. Công ty tiếp tục giữ được những khách hàng truyền thốngthông qua Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty vận tải Hà Nội, các khách hàng này đã tiếp tục tham gia bảo hiểm cho năm 2007.

Nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe

Năm 2005, 210.000 người được bảo hiểm, doanh thu 3,092 tỷ đồng giảm 1 tỷ so với 2004 do số lượng bảo hiểm xe máy giảm. Năm 2006, số người được bảo hiểm là 250.000 người, doanh thu 3,672 tỷ đồng, hơn năm 2005 là 580 triệu đồng.

Nghiệp vụ bảo hiểm du lịch

Công ty đã kịp thời làm việc với các cơ quan chủ quản trong lĩnh vực du lịch, cung cấp danh sách các tổ chức du lịch trên địa bàn, từ đó tiếp cận và khai thác tốt. Trong năm 2005, 2006, số lượng người được bảo hiểm tăng đáng kể, doanh thu năm 2005 là 5,705 tỷ đồng tăng 57% tương đương 2 tỷ so với 2004; năm 2006 đạt 6,405 tỷ đồng tăng 700 triệu đồng , bằng 112% so với năm 2005.

Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn, xây lắp, tài sản và trách nhiệm

Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt

Doanh thu năm 2006 đạt 12,686 tỷ đồng tăng trưởng 1,874 tỷ. Trong năm , công ty đã duy trìtái tục các đơn bảo hiểm cháy, cấp 429 đơn, khai thác mới 36 đơn. Công ty cũng phối hợp công an PCCC, thực hiện tuyên truyền công tác quản lý rủi ro và bảo hiểm cháy đến hơn 300 doanh nghiệp tại 3 quận Cầu Giấy, Từ Liêm, Tây Hồ.

Nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt

Năm 2005, doanh thu đạt 18,694 tỷ đồng, tăng 11 tỷ so với 2004. Năm 2006, doanh thu là 27,77 tỷ đồng tăng 9 tỷ so với năm 2005. Đây là kết quả của quá trình khai thác trong nhiều năm qua với các dự án lớn như: trung tâm Hội nghị Quốc gia, cầu Thanh trì, cầu Vĩnh tuy, nhà máy đạm đình Vũ Hải Phòng, nhà máy bia Củ Chi…

Nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử

Doanh thu năm 2005 là 3,855 tỷ đồng tăng 798 triệu đồng so với 2004, nhưng năm 2006 doanh thu chỉ đạt 1,701 tỷ đồng, giảm đáng kể. khách hàng chủ yếu tham gia loại hình này là bưu điện. Năm 2007, công ty tổ chức lại nghiệp vụ này để tăng hiệu quả kinh doanh.

Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm

Đây là loại hình bhj đạt hiệu quả cao doanh thu liên tục tăn trưỏng qua các năm. đến năm 2006, doanh thu là 7,36 tỷ đồng, tăng 2,43 tỷ so với năm 2005. Các nghiệp vụ đều được chú ý triển khai đặc biệt là BHTN kỹ sư tư vấn thiết kế.

Trong thời gian qua, việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật của công ty còn nhiều hạn chế do nghiệp vụ này đòi hỏi lãnh đạo và cán bộ khai thác không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, năms vững diều khoản, nắm vững rủi ro từng đối tượng bảo hiểm nên các phòng còn ngại và lúng túng.Năm 2006, Chính phủ đã thông qua nghị định 130/NĐ-CP về việc bảo hiểm cháy bắt buộc là điều kiện tốt cho thị trường bảo hiểm nói chung và công ty nói riêng. Do đó phòng bảo hiểm Rủi ro-Kỹ thuật và bảo hiểm Cháy cần kết hợp chặt chẽ với các phòng trên địa bàn quận huyện để tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, tập trung khai thác các đầu mối quan trọng để triển khai hiệu quả nhóm nghiệp vụ này.

Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải

Doanh thu nhóm nghiệp vụ này đạt 20 tỷ đồng tăng 1,7 tỷ so với năm 2005. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, giữ vững được thị trường thể hiện sự nỗ lực của công ty nói chung và các phòng quản lý nghiệp vụ nói riêng. Tuy nhiên công ty vẫn cần chú ý hơn nữa việc quản lý khách hàng và việc triển khai nhóm nghiệp vụ này.

Nghiệp vụ bảo hiểm tàu biển

Trong năm 2006,công ty đã khai thác cả bảo hiểm thân tàu và P&I, doanh thu đạt 9,68 tỷ đồng. Bên cạnh đó được sự chỉ đạo của Tổng công ty, Bảo Việt Hà Nội đã nghiên cứu và triển khai nghiệp vụ bảo hiểm đóng tàu bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định.

Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá

Doanh thu năm 2005 đạt 9,03 tỷ đồng tương đương mức doanh thu năm 2004; đến năm 2006 doanh thu chỉ đạt 8,19 tỷ đồng giảm 840 triệu đồng so với năm 2005, trong đó:

_ Bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu: doanh thu phí là 5,46 tỷ đồng tăng1,6 tỷ nhờ công ty tiếp tục duy trì các khách hàng lớn.

_ Bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu: doanh thu đạt 312 triệu đồng giảm 218 triệu đồng, nguyên nhân chính do tại địa bàn Hà Nội nghiệp vụ này bị chia sẻ thị trường với các công ty khác.

_ Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa: doanh thu 2,42 tỷ đồng giảm 2,29 tỷ, nguyên nhân do tình hình cạnh tranh gay gắt, khách hàng tổ chức đấu thầu bảo hiểm dẫn đến phí giảm, bị mất một số khách hàng lớn vào tay đối thủ.

 

Qua các năm, nhìn chung doanh thu của tất cả cả nghiệp vụ đều tăng, góp phần vào sự phát triển chung của toàn công ty. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại khiến doanh thu một số nghiệp vụ giảm trong 2 năm 2005, 2006, vì vậy trong công tác khai thác các phòng cần chú ý khắc phục:

_Các phòng cần quan tâm công tác quản lý khách hàng, phân công theo dõi khách hàng, hợp đồng tái tục, cần năng động, nhanh nhạy trước tình hình thị trường. Từ đó duy trì tái tục hợp đồng với tỷ lệ cao,giữ vững thị phần, khai thác thêm các nghiệp vụ có tiềm năng, tìm thêm khách hàng, ở rộng thị phần.

_ Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm tài sản chưa tương xứng tiềm năng thị trường dù đã được các phòng chú trong khai thác, nâng cao nghiệp vụ cán bộ.

_Các nghiệp vụ tiềm năng như: bảo hiểm cháy,bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm du lịch chưa được tập trung triển khai tại một số phòng.

_ Nhiều cán bộ thực hiện đúng quy trình ISO và quy trình nghiệp vụ, đặc biệt 2 nghiệp vụ: bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm con người.

_ Một số phòng chưa phát huy được tinh thần chủ động tiếp cận thị trường, chưa triển khai đa dạng sản phẩm bảo hiểm, chưa chú ý tập trung phát huy thế mạnh trong quan hệ khách hàng.

Kết quả công tác giám định – bồi thường

Việc thực hiện chức năng quản lý và chỉ đạo chung

Trong năm 2005, 2006, công ty đã kịp thời triển khai hướng dẫn cụ thể tới các phòng bằng căn bản những chính sách, hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng công ty, thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh các điểmt tồn tại như: công tác xác minh, giải quyết tai nạn; công tác phục vụ khách hàng.

Công ty đã chuyên môn hoá công tác giám định bồi thường trong toàn công ty, riêng phòng giám định bồi thường áp dụng chuyên môn hoá hai khâu giám định và bồi thường độc lạp, duy trì tổ trực 24/24, đào tạo và tập huấn giám định viên, nâng cấp trình độ thống kê bồi thường, thống kê tai nạn, thường xuyên nhắc nhở tinh thần, thái độ phục vụ khách hàng, bước đầu đã đạt kết quả tốt.

Năm 2006, công ty đặc biệt quan tâm đến hiệu quả trong kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới ( bảo hiểm vật chất và TNDS chủ xe ô tô).

Công tác giám định

– Ưu điểm

Trong những năm qua, phòng Giám định-Bồi thường đã thực hiện công tác giám định đạt tỷ lệ xấp xỉ 97,8% số vụ tai nạn của các xe tham gia bảo hiểm tại công ty. Công ty và các phòng thực hiện tương đối tốt, đồng bộ quy trình giám định từ khâu tiếp nhận thông tin, tổ chức giám định kịp thời; biên bản giám định và hồ sơ cơ bản bảo đảm yêu cầu; công tác phố hợp giữa các phòng và với khách hàng tương đối tốt; công tác giám định hộ đảm bảo quy định của Tổng công ty. Một số điểm chưa được của năm trước đã được khắc phục như: biên bản giám định ghi chép chưa đầy đủ, một số vụ giám định hồ sơ pháp lý chưa cao…

_ Một số điểm còn tồn tại:

+ Việc giám định, báo cáo phối hợp giải quyết bồi thường một số vụ còn chậm.

+ Một số vụ, cán bộ giám định chưa đánh giá chính xác nguyên nhân tai nạn, quá thụ động và hồ sơ của cơ quan chức năng.

Công tác bồi thường

Công tác bồi thường nói chung đã đáp ứng được tương đối yêu cầu của khách hàng, công ty không nhận được khiếu kiện nào của khách hàng; tuy nhiên các phòng chức năng cần chú ý kịp thời giải quyết bồi thường tổn thất cho khách hàng.

Năm 2005, công ty tiép nhận và giải quyết 41.420 hồ sơ, năm 2006 là 43.630 hồ sơ, cụ thể ở bảng sau:

Bảng 7: Số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết bồi thường

 

Nghiệp vụ

Năm 2005

Năm 2006

BH xe cơ giới

5.844

7.885

BH con người

16.964

17.715

BH học sinh

18.485

17.734

BH cháy và RRHH

85

27

BH kỹ thuật

11

14

BH hàng hải

31

25

Nghiệp vụ khác

250

230

Tổng

41.420

43.630

 

( Nguồn: Bảo Việt Hà Nội)

 

Năm 2005, trong số 57 nghiệp vụ triển khai có 36 nghiệp vụ bảo hiểm phát sinh bồi thường với tổng số tiền bồi thường là 60,73 tỷ đồng chiếm 32,64% tổng thu; tỷ lệ này giảm 5% so với năm 2004 cho thấy công ty đã thu được kết quả trong công tác đề phòng hạn chế tổn thất. Năm 2006, số nghiệp vụ phát sinh tổn thất là 32, số tiền bồi thường 72,40 tỷ đồng bằng 35,95 tổng thu, tỷ lệ này nhìn chung cũng nằm trong mức cho phép. Với những vụ tổn thất lớn trên phân cấp, công ty kịp thời báo cáo xin chỉ đạo cấp trên và giải quyết bồi thường hợp lý, nhanh chóng. Năm 2005, công ty phối hợp giải quyết tốt vụ tai nạn tàu E1 xảy ra ngày 12/03 tại Lăng Cô-Thừa thiên Huế. Năm 2006, giải quyết tốt công tác thu hồi xe ô tô bị tai nạn thu về được 350 triệu đồng.

Các công tác khác

Công tác Tổng hợp, TCCB- đào tạo và lao động tiền lương

_ Công tác tổng hợp: Công tác này trong những năm gần đây đã được chú trọng và có nhiều tiến bộ, đáp ứng được yêu cầu tham mưu cho lãnh đạo trong điều hành,duy trì tốt việc giao ban hàng tháng để giao ban trở thành buổi hội thảo cùng trao đổi, chia sẻ thông tin, giải pháp, chính sách để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên công tác này còn hạn chế là chưa phát huy hết vai trò kiểm tra đôn đốc các công việc đề ra theo chương trình công tác hàng tháng.

_ Công tác tổ chức cán bộ: Năm 2006, công ty tuyển 14 lao động, bổ nhiệm mới 8 lãnh đạo phòng, bổ nhiệm lại 12 lãnh đạo phòng; theo đúng quy định cảu Luật lao động và quy chế của công ty nâng lương cho 41 cán bộ,ký hợp đồng không xác định thời hạn cho 6 cán bộ, giải quyết lao động tập nghề theo đúng quy định, giải quyết nghỉ hưu cho 2 trường hợp… nhờ đó mang lại sự phấn khởi, tin tưởng, tâm lý ổn định công tác tốt cho các cán bộ trong toàn công ty. Công ty luôn tổ chức tốt việc giao kế hoạch đầu năm cho các phòng kinh doanh. Đi đôi với công tác quản lý kinh doanh, công ty luôn chú ý tăng cường giáo dục ý thức xây dựng tập thể đối với cán bộ và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm Quy trình nghiệp vụ, Quy chế quản lý.

_ Công tác pháp chế: Công ty đã đảm bảo việc kiểm tra, soát xét tính hợp lý, hợp lệ của hồ sơ bồi thường, thực hiện việc giám định đúng quy trình, nhờ đó công tác bồi thường được chặt chẽ và đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

_ Công tác đào tạo: Công ty đã quan tâm cả về lượng và chất của công tác đào tạo. Trong năm 2205, cử 97 lượt cán bộ tham dự các khoá học tại Trung tâm đào tạo Bảo Việt, năm 2006 cử 86 lượt, bên cạnh đó thướng xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, năm 2006 đã tập huấn cho 41 cán bộ ở các phòng quản lý nghiệp vụ. Đây cũng là yếu tố giúp năng suất lao động của cán bộ trong công tác thống kê không ngừng được nâng cao.

_ Công tác tuyên truyền quảng cáo: Công ty chú trọng quảng bá hình ảnh của mình trên địa bàn thủ đô thông qua: báo viết, báo hình, báo nói. Hỗ trợ cho công tác khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm học sinh, sinh viên trong năm 2006, công ty đã in, phát tờ rơi đến tận tay học sinh và phu huynh học sinh. Điều đó giúp tăng hiểu biết của khách hàng, tuy nhiên hình thức tuyên truyền chưa phong phú, hiệu quả còn hạn chế.

 

Công tác Tài chính-Kế toán

_ Công tác Kế toán: hạch toán kịp thời các khoản thu-chi, phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, công tác kế toán ấn chỉ, thanh quyết toán doanh thu phí bảo hiểm, chi kinh doanh được củng cố; mở đúng, đủ các loại sổ sách, hoàn thành báo cáo định kỳ, đột xuất đúng hạn và đảm bảo công tác quản lý, chi trả bồi thường cho khách hàng được nhanh chóng thuận tiện, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng.

_ Công tác Tài chính: thực hiện tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo trong quản lý tài chính như: xây dựng kế hoạch kinh doanh, định mức và thực hiện chi tiêu cáckhoản chi phí, sử dụng đúng, có hiệu quả các quỹ phúc lợi khen thưởng; tiến hành thanh tra kiểm tra các phong kinh doanh về công tác tài chính- kế toán và quản lý tiền mặt.

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại:

+ Việc ghi chép sổ quỹ tiền mặt một số phòng chưa làm đúng quy định.

+ Các phòng chưa quan tâm đến việc đối chiếu công nợ nên còn những khoản công nợ chưa được thanh toán triệt để, đúng hạn.

+ Việc đối chiếu số liệu thu-chi giữa các phòng quản lý và các phòng trực tiếp kinh doanh chưa thực hiện tốt dù công ty đã có quy định; chất lượng các loại báo cáo chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý tài chính dẫn đếnthiếu sót trong chi trả bồi thường cho khách hàng.

Công tác Thống kê- tin học

Một số ứng dụng đã được áp dụng:

+ In giấy chứng nhân bảo hiểm các nghiệp vụ: ô tô, con người, du lịch, học sinh, bảo hiểm xe máy với các hợp đồng lớn; theo dõi trình bồi thường nghiệp vụ con người, ô tô trên máy; theo dõi thông tin phát sinh và bồi thường trên phân cấp tới từng phòng; xây dựn bổ sung báo cáo chỉ tiêu nghiệp vụ mới.

+ Công ty phố hợp cùng công ty CMC áp dụng phần mềm BVPROP, thống kê theo tuần, theo từng cán bộ và truyến số liệu bảo hiểm ô tô hàng ngày.

+Hơn 60% các phòng ứng dụng ADSL giúp việc giao dịch với khách hàng thông suốt, kịp thời.

Ứng dụng trên đã giúp cán bộ có thêm thời gian tập trung khai thác, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công việc đồng thời giúp giải quyết quyền lợi bảo hiểm nhanh chóng, phục vụ khách hàng tốt hơn.

Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế:

+ Nhìn chung trình độ tinhọc của cán bộ hạn chếnên hiệu quả ứng dụng thiết bị tin học và mạng nội bộ trong kinh doanh chưa cao.

+ Số liệu thống kê chưa đầy đủ, mất thời gian kiểm tra, đối chiếu, bổ sung; báo cáo số liệu thống kê về chỉ tiêu kinh tế còn có phòng nộp chậm.

Công tác Hành chính- Quản trị

Công tác này đã được thực hiện tương đối tốt, đảm bảo cung cấp đày đủ trang thiết bị cho các phòng ban công ty đẻ đáp ứng yêu cầu kinh doanh. Năm 2005, công ty đã tiến hành thuê trụ sở làm việc mới cho Phòng Hoàng Mai, Thanh Trì. Năm 2006, tiến hành thủ tục mua trụ sở làm việc mới cho phòng Cầu Giấy, xây dựng trụ sở cho Phòng Từ Liêm. Phòng HC-QT đã cung cấp ấn chỉ phục vụ công tác kinh doanh kịp thời và đã chú ý hơn để công sở khang tranh, sạch đẹp.

Công tác sử dụng và quản lý đại lý

Năm 2006, công ty đào tạo 03 lớp đại lý cho 75 học viên, ít hơn kế hoạch 01 lớp, trong đó: đào tạo chính quy 02 lớp đại lý phi nhân thọ chuyên nghiệp cấp I cho 55 học viên, đào tạo theo yêu cầu 01 lớp cho Công ty Honda Giải Phóng với 20 học viên. Công ty thành lập mới 03 tổ đại lý, duy trì hoạt động tốt các tổ đại lý chuyên nghiệp, thực hiện việc giao ban tổ trưởng đại lý hàng tháng đi vào nề nếp. Đồng thời công ty quan tâm theo dõi chế độ hỗ trợ đối với đại lý, chú trọng khuyến khích động viên kịp thời thông qua các đợt thi đua, bồi dưỡng. đến 31/12/2006,doanh thu do các đại lý chuyên nghiệp đem lại là 15 tỷ đồng, đạt 125% kế hoạch được giao. Công ty cần chú trọng hơn nữa đến chính sách đối với đại lý để họ gắn bó lâu dài với công ty.

Trên đây là kết quả kinh doanh, những mặt làm tốt và những điểm còn tồn tại tại các phòng ban, trong các loại hình bảo hiểm tại Bảo Việt Hà Nội. Trên tinh thần phát triển Bảo Việt Hà Nội , luôn giữ vững vị trí 1, 2 của mình trong tổng công ty, ban lãnh đạo Bảo Việt Hà Nội đã đề ra phương hướng nhiệm vụ cho thời gian tới nhằm phát huy tối đa nguồn lực sẵn có, khắc phục những hạn chế để đạt được hiệu quả tốt hơn nữa trong những năm kế tiếp.

 

admin